• Skip to primary navigation
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

  • Vay tín chấp
    • Vay tín chấp theo lương
    • Vay tín chấp ngân hàng
    • Vay tín chấp doanh nghiệp
  • Vay thế chấp
    • Vay thế chấp ngân hàng
    • Vay thế chấp sổ đỏ
  • Vay trả góp
  • Vay tiêu dùng
    • Vay tiêu dùng cá nhân
    • Vay tiêu dùng ngân hàng
    • Vay mua nhà
    • Vay mua xe
    • Vay du học
    • Vay vốn sinh viên
  • Vay kinh doanh
  • Ưu đãi
    • Mua trả góp
    • Ưu đãi vay
  • Cẩm nang
  • Góc hỏi đáp

Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần biết

Trang chủ » Vay thế chấp » Vay thế chấp ngân hàng » Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng mà bạn cần biết

22 Tháng Mười Hai, 2017 by Dung Nguyen Để lại 1 bình luận

Nội dung bài viết

  • 1. Vay thế chấp ngân hàng là gì?
  • 3. Ưu – nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng
  • 4. Liệu có nên vay thế chấp ngân hàng
  • 5. Tham khảo mức lãi suất vay thế chấp tại các ngân hàng hiện nay:

1. Vay thế chấp ngân hàng là gì?

Vay thế chấp: là sản phẩm cho vay mà người vay dùng tài sản để đảm bảo cho giá trị khoản vay với đơn vị cho vay. Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng nếu không thể trả được nợ cho ngân hàng người đi vay sẽ phải chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng để thanh lý bù cho khoản vay kia.

Vay thế chấp ngân hàng

Có một số ví dụ về vay thế chấp ngân hàng mà bạn có thể tham khảo như: việc cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất, cho vay tiền mua nhà ở thế chấp bằng sổ tiết kiệm…

Xem ngay các hình thức vay thế chấp cụ thể:

  • Vay tiền thế chấp sổ đỏ
  • Vay thế chấp bằng đại học

2. Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Hiện vay, loại hình vay thế chấp có hai phương thức tính lãi và trả nợ vay được áp dụng phổ biến là:

2.1. Vay thế chấp trả góp theo dư nợ giảm dần

Nghĩa là hàng tháng, người vay sẽ phải trả một phần gốc cố định và mức lãi suất giảm dần.

Ví dụ cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng trả góp theo dư nợ giảm dần:

Số tiền vay 200 triệu trong vòng 3 năm với lãi suất vay 12%/năm. Vậy mỗi tháng khách hàng phải trả số tiền gốc cố định là 5.555.556 VNĐ. Số tiền lãi trả tháng đầu là 2.000.000 VNĐ, tháng thứ 2 là 1.944.444 VNĐ và các tháng tiếp theo cứ giảm dần theo số tiền gốc thực tế còn lại.

Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Hoặc có thể áp dụng công thức sau:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/ số tháng vay

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * lãi suất vay (Ví dụ, lãi suất vay 12%/năm với số tiền 200 triệu thì 200.000.000*12%/12)

Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * lãi suất vay

2.2. Vay thế chấp trả góp đều lãi tính trên dư nợ giảm dần hàng tháng

Hàng tháng, người vay phải trả cho đơn vị cho vay (ngân hàng) một khoản tiền bằng nhau bao gồm một phần gốc và khoản lãi (trong đó, tiền gốc và lãi hàng tháng đều có thay đổi). Lãi được tính trên số tiền mà người vay thực sự còn nợ ngân hàng.

Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng trên dư nợ

Ví dụ cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng trả góp đều lãi tính trên dư nợ giảm dần hàng tháng:

Người vay vay thế chấp ngân hàng khoản tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm, lãi suất 12%/năm. Vậy mỗi tháng, người vay sẽ phải trả số tiền cố định là 8.333.333 VNĐ (trong đó tiền lãi tính theo dư nợ thực tế giảm dần, tiền gốc cũng thay đổi và tăng dần).

3. Ưu – nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng

3.1. Ưu điểm

  • Vay thế chấp là hình thức vay truyền thống mà nhiều người thường sử dụng. Những thủ tục vay vốn của hình thức này khá quen thuộc và dễ hiểu.
  • Người vay thế chấp không cần trả lãi hàng tháng mà trả lãi vay theo kỳ hạn dài.
  • Ngân hàng cho vay thế chấp với mức lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp.
  • Người vay có thể vay vốn với khoản tiền lớn.

3.2. Nhược điểm

  • Vay vốn thế chấp thường có thủ tục thẩm định rất khắt khe. Ngân hàng thường chỉ thông qua với những dự án có tiềm năng.
  • Thời gian giải ngân lâu hơn do phải chờ đợi thủ tục thẩm định tài sản. 

4. Liệu có nên vay thế chấp ngân hàng

Khi bạn cần một số vốn để kinh doanh thì vay thế chấp chính là phương án tối ưu nhất khi bạn có thể vay một khoản tiền lớn trong kì hạn dài. Khi bạn đang có một số tài sản có giá trị nhưng không muốn bán đi mà chỉ muốn thế chấp để kinh doanh giúp bạn có thể giữ được tài sản.

Tuy nhiên bạn cần cân nhắc về hiệu quả kinh doanh bởi nếu không bạn có thể bị phạt 1 khoản tiền khá lớn nếu không trả nợ đúng hạn, đồng thời mất tài sản của mình.

5. Tham khảo mức lãi suất vay thế chấp tại các ngân hàng hiện nay:

Mức lãi suất vay thế chấp hiện nay ở hầu hết các ngân hàng nằm trong khoảng từ 5% – 13%/năm. Mức lãi suất tại các ngân hàng là mức lãi suất thả nổi. Nếu mức lãi suất này tăng thì ngân hàng sẽ điều chỉnh và liên hệ để báo tin cho khách hàng. Còn nếu mức lãi suất này có xu hướng giảm thì người vay có thể yêu cầu ngân hàng điều chỉnh.

  • Mức lãi suất vay thế chấp tại ngân hàng VPBank hiện nay nằm trong khoảng từ 6,8% – 8,6%. VPBank duyệt khoản vay lên tới 100% nhu cầu của người vay và thời hạn vay lên tới 20 năm.
  • Tại Sacombank, người vay có thể vay thế chấp để mua nhà, mua xe, sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Mức lãi suất vay tại Sacombank là 8,5%/năm; vay tiêu dùng thế chấp, vay du học lãi suất là 7,8%/năm; vay kinh doanh chứng khoán lãi suất là 7,49%/năm.

Lãi suất vay thế chấp tại các ngân hàng

  • Vietcombank lại có mức lãi suất vay thế chấp sổ đỏ như sau: mức lãi suất tại đây dao động từ từ 7,2%/năm và không đổi trong năm đầu tiên hoặc ở mức 8%/năm không đổi trong vòng 2 năm đầu.
  • BIDV có mức lãi suất cho vay thế chấp là 7%/năm với khoản vay bằng giá trị tài sản đảm bảo và khách hàng có thể vay trong thời gian tối đa là 20 năm.
    • Techcombank – ngân hàng kỹ thương cho khách hàng vay với mức lãi suất vay thế chấp sổ đỏ rất thấp chỉ từ 6,49%/năm cho khách hàng vay thế chấp để mua xe. Sau khi kết thúc ưu đãi, mức lãi suất này sẽ tăng thêm 3-4%.

Vay thế chấp ngân hàng là quyết định mạo hiểm nhưng có thể sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình. Trên đây là cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng và những thông tin cần thiết trước khi bạn quyết định vay thế chấp ngân hàng. Chúc bạn thành công.

5 / 5 ( 2 bình chọn )
  •  
    4
    Shares
  • 4
  •  
  •  
  •  
Bài viết liên quan

Fatal error: Uncaught Error: Call to undefined function get_field() in /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/themes/business-pro-theme/functions.php:362 Stack trace: #0 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/class-wp-hook.php(287): post_recent_in_single() #1 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/class-wp-hook.php(311): WP_Hook->apply_filters() #2 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/plugin.php(478): WP_Hook->do_action() #3 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/themes/genesis/lib/structure/loops.php(143): do_action() #4 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/themes/genesis/lib/structure/loops.php(41): genesis_standard_loop() #5 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/class-wp-hook.php(287): genesis_do_loop() #6 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/class-wp-hook.php(311): WP_Hook->apply_filters() #7 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-includes/plugin.php(478): WP_Hook->do_action() #8 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/themes/genesis/lib/framework.php(66): do_action() #9 /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/theme in /www/wwwroot/vaytien247.com/wp-content/themes/business-pro-theme/functions.php on line 362