Bạn đang băn khoăn “có nên vay tín chấp ngân hàng không?”, bạn đang lo lắng về những rủi ro nếu vay tín chấp ngân hàng, hay lãi suất vay tín chấp quá cao? Hãy cùng Vaytien247 phân tích những ưu điểm và nhược điểm của việc vay tín chấp ngân hàng để có thể đưa ra câu trả lời nhé!
1. Thông tin về vay tín chấp ngân hàng
Vay tín chấp ngân hàng là hình thức bạn được ngân hàng cho vay một khoản tiền, mà bạn không cần chứng minh khả năng trả nợ của mình bằng cách thế chấp những tài sản có giá của minh như sổ đỏ, ô tô,… Bạn chỉ cần cung cấp những giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc khả năng trả nợ của mình với ngân hàng là đủ.
Hiện nay có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay tín chấp phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình như: mua sắm nội thất, mua ô tô, xe máy, khám chữa bệnh, du học, du lịch,…
Các ngân hàng uy tín có hỗ trợ dịch vụ vay tín chấp cá nhân với thủ tục nhanh gọn mà bạn có thể tham khảo bao gồm: VPbank, Vietcombank, Techcombank, TPbank, BIDV,…
2. Những ưu điểm của vay tín chấp ngân hàng
2.1. Vay tín chấp ngân hàng không cần có tài sản thế chấp
Đây là ưu điểm lớn nhất của vay tín chấp ngân hàng, vì những khách hàng có nhu cầu vay tiền không phải ai cũng có sẵn bất động sản hay ô tô để thế chấp ngân hàng. Toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ vay tín chấp đều là bản sao nên nó sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đi vay tín chấp.
2.2. Hình thức vay tín chấp rất đa dạng
Khách hàng có thể lựa chọn vay tín chấp ngân hàng thông qua các hình thức như: vay tín chấp qua lương, vay tín chấp bằng bảo hiểm nhân thọ, vay tín chấp bằng hóa đơn tiền điện, vay tín chấp theo hạn mức thẻ tín dụng.
2.3. Thủ tục, hồ sơ cho vay tín chấp rất đơn giản
Hồ sơ vay tín chấp ngân hàng đơn giản hơn nhiều so với hồ sơ vay thế chấp. Vay tín chấp ngân hàng bạn sẽ chỉ cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của mình cho ngân hàng thôi.
2.4. Quy trình cho vay tín chấp và giải ngân nhanh chóng
Vay tín chấp ngân hàng vì không có quy trình thẩm định tài sản đảm bảo như vay thế chấp nên thời gian quyết định cho vay rất nhanh. Thông thường các ngân hàng sẽ hồi đáp với khách hàng rằng họ có đồng ý cho vay hay không chỉ trong vài ngày và thời gian giải ngân cũng khá nhanh chóng sau khi có đủ hồ sơ. Có một số ngân hàng còn duyệt hồ sơ cho vay chỉ trong 24 giờ như: ngân hàng TPbank, ngân hàng Maritimebank,… Thời gian giải quyết khoản vay nhanh chóng như vậy rất phù hợp với nhu cầu vay “nóng” của khách hàng cần tiền gấp.
3. Những nhược điểm của vay tín chấp ngân hàng
Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy của vay tín chấp ngân hàng thì nó cũng có những rủi ro mà người vay tiền cần cân nhắc như:
3.1. Lãi suất vay tín chấp ngân hàng cao
Trong khi lãi suất cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp chỉ rơi vào khoảng 6 – 8%/năm, thì mức lãi suất cho vay tín chấp lại cao hơn rất nhiều, thấp nhất là khoảng 15%/năm và thay đổi theo những ngân hàng khác nhau. Bên cạnh đó còn là biên độ cộng thêm theo chu kì vay cũng khá cao từ 4% – 8%, dẫn đến mức lãi suất cho vay tín chấp sau kỳ vay đầu tiên sẽ rất cao từ 18% – 25%. Nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tài chính thì rất có thể bạn sẽ bị rơi vào trường hợp không có khả năng trả nợ vay.
3.2. Hạn mức cho vay không nhiều
Thông thường, nếu vay tín chấp ngân hàng qua lương thì số tiền bạn vay được sẽ dựa vào mức lương của mình, và đa số các ngân hàng chỉ cho vay tối đa 500 triệu đồng cho các trường hợp khách hàng có lương cao và khả năng trả nợ tốt.
3.3. Mức phạt trả chậm khoản vay khá cao
Khi đã vay tín chấp thì lời khuyên hữu ích cho bạn là nên thanh toán nợ đúng kỳ hạn. Nếu không lãi suất ngân hàng phạt trả chậm sẽ không dễ chịu chút nào, vì lãi mẹ đẻ lãi con sẽ gom thành khoản phải trả khá lớn so với dự tính ban đầu.
4. Có nên vay tín chấp ngân hàng không?
Nếu bạn thực sự cần vay tiền để tiêu dùng, mà không có tài sản giá trị để đảm bảo thì vay tín chấp ngân hàng là sự lựa chọn khá tốt. Còn nếu lựa chọn mua sắm các mặt hàng có chương trình trả góp ở các trung tâm điện máy như: máy tính, điện thoại, đồ điện tử trong gia đình,… thì bạn nên đăng kí vay trả góp thay vì vay tín chấp ở ngân hàng.
Nhìn vào những ưu điểm và những rủi ro mà bài viết đã nêu ra trên đây, chắc hẳn bạn đã tự cân nhắc để có nên vay tín chấp ngân hàng không. Mong là bài viết trên của Vaytien247 đã giúp bạn có những lựa chọn sáng suốt cho mình.